Hướng dẫn tháo & vệ sinh lưới lọc máy giặt Electrolux chi tiết
Quần áo của bạn sau khi giặt vẫn còn xơ vải vón cục? Máy giặt khi hoạt động phát ra nhiều tiếng ồn lạ? Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo lưới lọc máy giặt Electrolux của bạn đã bị tắc nghẽn. Hãy cùng tìm hiểu cách tháo và vệ sinh lưới lọc máy giặt Electrolux chi tiết trong bài để biết cách khắc phục hiệu quả.
Tìm hiểu về lưới lọc máy giặt Electrolux
Lưới lọc là một bộ phận quan trọng của máy giặt Electrolux, có chức năng giữ lại các sợi vải, lông động vật, bụi bẩn và các vật thể nhỏ khác để tránh làm tắc nghẽn đường ống thoát nước và bảo vệ lồng giặt. Thông thường, máy giặt Electrolux có hai loại lưới lọc chính:
- Lưới lọc của ống cấp nước: Vị trí của lưới lọc này là nằm ở trước van cấp điện tử, nhiệm vụ là loại sạch cặn bẩn của nguồn nước đầu vào trước khi cấp vào máy. Từ đó giúp quá trình giặt luôn sạch sẽ, tránh bị vấy bẩn bởi tạp chất.
- Lưới lọc/túi lọc của lồng giặt: Vị trí của lưới lọc này là nằm trước bơm xả thải với vai trò ngăn sợi vải, cặn bẩn bám trên quần áo trong lồng giặt qua đường bơm xả thải.
Do đó, việc vệ sinh lưới lọc máy giặt Electrolux định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng:
- Ngăn ngừa tắc nghẽn: Khi lưới lọc bị tắc nghẽn, máy giặt sẽ không thoát nước được hoặc thoát nước rất chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả giặt giũ.
- Bảo vệ máy giặt: Việc tích tụ quá nhiều cặn bẩn trong lưới lọc có thể làm hỏng các bộ phận khác của máy giặt, gây ra tiếng ồn và giảm tuổi thọ của máy.
- Đảm bảo quần áo sạch sẽ: Lưới lọc sạch sẽ giúp đảm bảo rằng quần áo được giặt sạch hoàn toàn, không bị dính lại các sợi vải hoặc bụi bẩn.
Nguyên nhân gây tắc nghẽn lưới lọc máy giặt Electrolux
Lưới lọc máy giặt Electrolux nếu không được vệ sinh thường xuyên, sẽ bị tắc nghẽn và gây ra nhiều vấn đề. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây tắc nghẽn lưới lọc máy giặt:
- Tích tụ xơ vải, lông động vật: Trong quá trình giặt giũ, sợi vải, lông động vật từ quần áo sẽ bị tách ra và mắc vào lưới lọc. Nếu không được làm sạch thường xuyên, lượng xơ vải này sẽ ngày càng nhiều, gây tắc nghẽn.
- Bụi bẩn, chất tẩy rửa: Bụi bẩn, cặn bẩn từ quần áo và chất tẩy rửa cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn lưới lọc. Đặc biệt, nếu sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa hoặc chất tẩy rửa không phù hợp, lượng cặn bẩn sẽ càng nhiều hơn.
- Vật thể lạ: Các vật thể nhỏ như đồng xu, nút áo, kẹp tóc… vô tình rơi vào máy giặt cũng có thể bị mắc vào lưới lọc và gây tắc nghẽn.
- Không vệ sinh lưới lọc định kỳ: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc lưới lọc bị tắc nghẽn. Nếu không có thói quen vệ sinh lưới lọc thường xuyên, các chất bẩn sẽ tích tụ ngày càng nhiều và gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Biểu hiện lưới lọc máy giặt Electrolux bị tắc
Khi nhận thấy máy giặt có những biểu hiện dưới đây chứng tỏ lưới lọc máy giặt Electrolux của bạn đã bị tắc nghẽn:
- Máy giặt không thoát nước tốt: Nước trong lồng giặt thoát rất chậm hoặc không thoát được.
- Quần áo không sạch: Quần áo sau khi giặt vẫn còn nhiều xơ vải, bụi bẩn.
- Máy giặt phát ra tiếng ồn lạ: Tiếng ồn bất thường khi máy giặt hoạt động có thể là do cánh quạt bị cản trở bởi các vật cản mắc vào lưới lọc.
- Mùi hôi khó chịu: Khi lưới lọc máy giặt bị tắc, nước đọng lại trong máy không thoát được hết sẽ gây ra mùi hôi khó chịu.
Cách tháo và vệ sinh lưới lọc máy giặt Electrolux
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tháo và vệ sinh hai loại lưới lọc của máy giặt Electrolux.
Vệ sinh lưới lọc đầu dây cấp nước máy giặt
Bước 1: Khóa van của hệ thống cấp nước để tránh tình trạng nước văng.
Bước 2: Tiến hành tháo đầu rắc co dây cấp ở vị trí khóa nước phía trong tường.
Bước 3: Tháo đầu rắc co dây cấp còn lại ở sau máy giặt.
Bước 4: Dùng bàn chải đánh răng vệ sinh, cọ rửa bề mặt 2 đầu lưới lọc.
Bước 5: Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn lắp lại dây cấp nước máy giặt trở về vị trí cũ.
Nếu bạn muốn biết thêm về cách thay trục máy giặt Electrolux, hãy xem thêm thông tin để được tư vấn.
Vệ sinh lưới lọc rác của lồng giặt
Để tháo và vệ sinh bộ phận lưới lọc rác của lồng giặt máy giặt Electrolux, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như: kìm điện, bàn chải đánh răng, khăn khô, dung dịch Clo… Sau đó thực hiện theo các bước:
Bước 1: Rút nguồn điện cung cấp cho máy giặt sau đó mở hộc lọc rác phía trước máy giặt. Một số dòng máy giặt Electrolux đời mới vị trí túi lọc rác nằm ở bên trong lồng giặt.
Bước 2: Dùng kìm điện kẹp và xoay theo chiều ngược kim đồng hồ để mở rọ lọc rác.
Bước 3: Dùng bàn chải và dung dịch Clo để cọ rửa, vệ sinh rọ lọc rác.
Bước 4: Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn lắp lại lọ lọc rác trở về vị trí ban đầu.
Một số lưu ý khi tháo và vệ sinh lưới lọc máy giặt Electrolux
Để đảm bảo an toàn cũng như vệ sinh lưới lọc hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi tháo lưới lọc cần tắt nguồn điện và rút phích cắm;
- Mỗi model máy giặt Electrolux có thể có vị trí và cách tháo lưới lọc khác nhau. Vì vậy, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng để biết chính xác cách thực hiện;
- Khi tháo lưới lọc, hãy nhẹ nhàng để tránh làm hỏng các bộ phận khác của máy giặt;
- Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc nước quá nóng có thể làm hỏng lưới lọc;
- Dùng bàn chải mềm để cọ sạch các vết bẩn bám trên lưới lọc;
- Sau khi vệ sinh, hãy kiểm tra kỹ lưới lọc xem có bị rách, hỏng hay không. Nếu có bất kỳ hư hỏng nào, hãy thay thế lưới lọc mới;
- Sau khi lắp đặt, hãy kiểm tra lại xem lưới lọc đã được lắp đúng chưa và máy giặt có hoạt động bình thường không;
- Nên vệ sinh lưới lọc máy giặt Electrolux định kỳ 1-2 tháng/lần để đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy.
Việc vệ sinh lưới lọc máy giặt Electrolux thường xuyên là thói quen tốt giúp bảo vệ máy giặt của bạn. Nhờ đó, máy giặt luôn hoạt động ổn định, hiệu quả, quần áo luôn sạch sẽ và tiết kiệm được chi phí sửa chữa. Hy vọng với những hướng dẫn trong bài bạn sẽ biết cách tháo và vệ sinh lưới lọc hiệu quả.